BONG GÂN CỔ CHÂN LÀ GÌ? CẦN LÀM GÌ KHI BỊ BONG GÂN CỔ CHÂN?

BONG GÂN CỔ CHÂN LÀ GÌ? CẦN LÀM GÌ KHI BỊ BONG GÂN CỔ CHÂN?

image

Một trong những chấn thương thường gặp trong một số môn thể thao như bóng đá, tennis, chạy bộ,… chính là bong gân cổ chân.

1/ Thế nào là bong gân cổ chân?

Tình trạng xảy ra khi các dây chằng bị giãn hoặc rách do chấn thương, có thể dẫn đến rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương chính là hiện tượng bong gân cổ chân. Khi bị bong gân, người bệnh cần có các biện pháp chữa trị và khắc phục đúng cách để có thể nhanh chóng bình phục và tránh những hậu quả không đáng có.

 

image

Bong gân cổ chân do nguyên nhân gì?

2/ Các dấu hiệu thường gặp khi bị bong gân ở cổ chân

– Bong gân cổ chân được chia ra 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1 (Nhẹ): Dây chằng chỉ bị giãn một ít.
  • Cấp độ 2 (Nặng): Dây chằng bị rách một phần.
  • Cấp độ 3 (Rất nặng): Dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Để phân biệt với gãy xương thì cần nhận biết các dấu hiệu của bong gân, từ đó đưa ra cách xử trí phù hợp.

– Các dấu hiệu khi bị bong gân có thể là:

  • Đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương: Đặc biệt khi cử động, di chuyển thì cảm giác đau nhói ở vùng tổn thương tăng lên. Sau đó, người bệnh không còn cảm thấy đau và khớp cứng lại . Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sau, vùng khớp bị rối loạn vận mạch, tổn thương đau nhức trở lại, bị sưng và bầm tím do chảy máu ở bên trong.
  • Không cử động được, không đi lại được: Nếu bong gân ở cổ chân,  người bệnh sẽ không đi được, không cử động được.

Hầu hết các trường hợp bị bong gân cần phải siêu âm kiểm tra tình trạng thương tổn của các dây chằng và chụp X-quang để phân biệt với tình trạng gãy xương.

3/ Cách xử trí khi bị bong gân ở cổ chân

  • Dùng băng thun hoặc băng vải băng ép vùng khớp bị bong gân để cố định khớp. Cách này sẽ làm giảm sưng và giảm đau, đồng thời nâng đỡ vùng khớp bị tổn thương.
  • Chườm lạnh để làm co mạch, dịu cơn đau, giúp giảm sưng. Có thể chườm 4 – 8 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút. Chú ý bạn sẽ gây ra thương tổn phần mềm vùng đó nếu để túi đá ở 1 vị trí quá lâu.

 

image

Chườm đá giúp làm giảm cơn đau nhức khi bị bong gân

  • Nâng cao hoặc kê vùng khớp bị tổn thương để giúp giảm sưng và bầm tím.
  • Hạn chế tì đè lên chỗ cổ chân bị bong gân. Nếu cần cử động hoặc di chuyển, người bệnh có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ.
  • Có thể xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh tại chỗ, giúp giảm đau nếu người bị bong gân là do chơi thể thao. Ngoài ra, cũng có thể dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau thông thường. Lưu ý không dùng aspirin vì chống ngưng kết tiểu cầu và gây chảy máu.

Trên đây là cách xử trí khi bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc không đứt hoàn toàn. Người bệnh nên tập vận động khớp một cách nhẹ nhàng để máu được lưu thông sau khi hết đau.

Người bệnh cần gọi sự trợ giúp từ y tế để được mang nẹp hỗ trợ đối với những trường hợp bị bong gân nặng hoặc băng bột và bất động khớp trong khoảng 4 – 6 tuần, sau đó người bệnh có thể tập vận động lại với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

4/ Những lưu ý trong xử trí khi bị bong gân

Bong gân là tổn thương thường gặp nên hầu hết người bệnh thường không biết cách xử trí đúng và chủ quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số lưu ý trong xử trí khi bị bong gân:

  • Không dùng cao, rượu để xoa bóp hoặc chườm nóng vào vùng khớp bị tổn thương, bởi có thể gây chảy máu bên trong nhiều hơn.
  • Không tiêm thuốc gì vào chỗ bị bong gân để tránh làm sưng, giãn mạch, bầm tím nhiều hơn.
  • Không nên băng chỗ bị bong gân quá chặt vì có thể gây bầm tím và đau nhức.

Bong gân là một trong những tổn thương thường gặp và có thể để lại hậu quả nếu không biết cách xử trí đúng.

Nguồn: Tổng hợp.

 

Để phòng tránh bong gân cổ chân thì các bạn cần phải tập thể dục thể thao thường xuyên để các cơ khớp dẻo dai. Để các buổi tập luyện trở nên hoàn hảo thì không thể thiếu sự hỗ trợ của các dụng cụ thể thao.